Đất & người quê hương công tử Bạc Liêu

Bạc Liêu là nơi hội tự nhiều nền văn hoá khác nhau của người Kinh, Hoa và Khơ me. Các dân tộc này đã cùng nhau mở đất rồi cùng chống giặt ngoại xâm cho đến gia đoạn đổi mới phát triển ngày hôm nay. Đó là quá trình hình thành nên một văn hoá đậm đà bản sắc Bạc Liêu đặc biệt là tính cách con người ở Bạc Liêu.

Qua những câu hát hay thước phim của người xưa để lại, mọi người ở xa gần vẫn biết đến anh chàng Hắc công tử với kiểu ăn chơi độc đáo và xa hoa mà không ai sánh bằng “đốt tiền nấu trứng tỏ ra minh giàu”. Thật ra tính cách của con người Bạc Liêu ngày nay cũng có phần giống với vị Công tử Bạc Liêu đó.



Nếu bỏ qua các yếu tố tiêu cực về một người ăn chơi lắm tiền thì phải khẳng định rằng tính cách phóng khoáng của con người Bạc Liêu đều có trong nhiều tầng lớp kể cả người giàu lẫn người nghèo. Trong việc chi phí sinh hoạt trong gia đình đến giao tiếp xã hội họ đều không tính toán chi li. Có những người được cho là ít chữ nghĩa nhưng họ lại phóng khoáng và chủ động hơn về mặt chi phí.

Chính trong tính cách phóng khoáng đó mà nhiều người lại mê mẩn món ăn tinh thần là “đờn ca tài tử” một văn hoá phi vật thể của người Nam Bộ nói chung và ở đất Bạc Liêu nói riêng.

Niềm đam mê của họ được truyền từ đời này sang đời khác, từ đời cha sang đời con. Không ai câu nệ về giá trị của những phần thưởng từ các cuộc liên hoan hay những hội thị,.. Đờn ca tài tử cũng được hát ở nông thôn ở những bữa tiếc nhà quê rất mộc mạc.



Người Bạc Liêu tính tình thẳng thắng hiếu khách. Trong cách ăn nói của họ không văn hoa, dài dòng chủ yếu là họ tinh thông nghĩa lý, muốn điều gì là nói thẳng không vòng vo.

Không gian đất rộng người thưa nên ở đây người dân cũng hình thành phong cách ăn to nói lớn, nói năng thật to và rõ để người nghe hiểu được ý của mình.

Tính cách chất phác thật thà còn thể hiện khá là rõ nét trong từng suy nghĩ và cũng như cách sinh hoạt của người dân trong cuộc sống hằng ngày. Họ nói năng ý tứ, đơn giản và ngắn gọn. Trong lao động thì họ nhiệt tình, thường làm việc rất nhiều để lo kinh tế trong gia đình và luôn có ý thức trách nhiệm cao đóng góp cho cộng đồng.

Vì vậy, nhà cửa của họ có thể lụp xụp nhưng những ngôi chùa thì phải khang trang, lộng lẫy. Như một số ngôi chưa như chùa Xiêm Cán, chùa Cái Giá,… 

Miền đất Bạc Liêu còn rất hấp dẫn cho khách du lịch bởi những ưu thế trong du lịch của nó. Đến với Bạc Liêu quý khách sẽ được thăm quan và thưởng thức nhãn ở vườn nhá A Mật. Vừa ăn quý khách sẽ được nghe đờn ca tài tử. 

Ngoài ra khách du lịch có thể đến thăm vườn chim Bạc Liêu với một tou du lịch sinh thái là Biển Nhà Mát  đến khu du lịch Phật Bà Nam Hải hay là chạy dọc theo bờ biển đến khu du lịch Gành Hào rồi Kinh Tư ruộng muối,… Hoặc bạn có thể ra biển câu mực, bắt cá gần bờ cũng là một thú vị nơi đây.

Đến Đông Hải du khách còn có thể tham gia vườn chim Lập Điền với hàng ngàn loài chim quý được hình thành bởi nhiều hộ tư nhân. Các loài chim trong vườn này được đưa vào Sách Đỏ của Việt Nam rất nhiều. 

Du khách có thể đến với làng nghề truyền thống đan lát, nghề chằm nón hay là dệt chiếu ở Phước Long và Hồn Dân. Và đến nơi đây bạn không thể bỏ qua các món đặc sản như bánh tầm bì hay bún bì Ngạn Dừa, Hồng Dân.

Con người và cảnh vật nơi đây khó mà lẫn với những vùng đất khác. Những đức tính ấy được hun đúc từ đời này sang đời khác qua nhiều thế hệ mà vẫn còn vẹn nguyên không bị mai một.

Lòng hiếu khách, hào hiệp nghĩa khí của người Bạc Liêu đã giữ chân được du khách ở lại khá lâu.Nhiều chàng trai ở mọi miền tổ quốc đã về đây làm rễ xứ Bạc.


MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH KHỞI HÀNH TỪ MIỀN TÂY TRONG KỲ NGHỈ NÀY:
Hỏi tour: 0935 43 0234 | Zalo: 0911 28 6886